Cách Nuôi Và Chăm Sóc Giống Chó Samoyed
Samoyed – Giống chó có nguồn gốc từ vùng Siberia lạnh giá, hiện là một trong những chú chó được yêu thích nhất hiện nay, không riêng ở Việt Nam mà trên thế giới. Sở hữu bộ lông trắng muốt như tuyết, tuyệt đẹp thật không ngoa khi Samoyed được mệnh danh là: “Nàng bạch tuyết của rừng Taiga”. Ngoại hình trang nhã, tinh tế, không kém phần khỏe khoắn cùng với sự thông minh, lanh lợi Samoyed thật sự xứng đáng là lựa chọn hàng đầu.
Thế nhưng để nuôi một em Samoyed thuần chủng ở vùng khí hậu nhiệt đới như Việt Nam thật sự không dễ dàng. Đòi hỏi sự kiên nhẫn và chu đáo vì các em dễ mắc bệnh do thời tiết và chế độ dinh dưỡng không phù hợp. Vậy cách chăm sóc thế nào là phù hợp để các em ngày càng đẹp với bộ lông mượt mà, thân hình cân đối, đầy đủ sức khỏe là cực kỳ quan trọng. Dưới đây là những lưu ý và hướng dẫn cách chăm sóc giống chó tuyệt vời này.
CÁCH CHĂM SÓC GIỐNG CHÓ SAMOYED
1. TINH THẦN VÀ THỂ CHẤT
Có tổ tiên sống ở vùng lạnh giá quanh năm, ngày nay mặc dù dần được thuần hóa và có thể sống vùng nhiệt đới nhưng loài chó Samoyed vẫn phù hợp với khí hậu lạnh và thời tiết mát mẻ. Nếu nuôi chó Samoyed trong điều kiện thời tiết khô nóng như ở Việt Nam thì cần phải đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc cho chó từ chế độ dinh dưỡng, môi trường sống, vui chơi và vệ sinh để chó Samoyed được đảm bảo sống và phát triển một cách tốt nhất.
Khi nhiệt độ thay đổi nóng đột ngột chó Samoyed rất dễ dẫn đến tình trạng bị sốc nhiệt và dẫn tới nguy cơ vỡ động mạch. Vì vậy bạn phải luôn chú ý đến thời tiết. Khi trời nắng nóng chó cần được làm mát bằng điều hòa hoặc quạt gió, nơi ở cần phải thoáng mát không bị ngột ngạt.
Có nguồn gốc từ vùng Siberia, được những người thợ săn và đánh cá nuôi. Hàng thế kỷ chúng được sử dụng để kéo xe trượt tuyết, vì thế bản chất chó Samoyed rất thích vận động, không nên nhốt chúng trong nhà vì sẽ dễ dẫn đến tình trạng buồn chán và thụ động, không còn nhanh nhẹn. Nên dẫn chó đi dạo mỗi ngày vào lúc thời thiết mát mẽ, tốt nhất là sáng sớm hoặc chiều tối. Phối hợp đi bộ và chạy nhảy hãy cho Samoyed tập thể dục rèn luyện sức khỏe và sự nhạy bén thông minh với các trò chơi như bắt bóng, chạy theo xe, kết hợp huấn luyện dạy bảo,….
2. CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG
a. Theo độ tuổi:
Từ sau khi cai sữa – 3 tháng tuổi: thời điểm thích hợp để cai sữa là khi các em được khoảng 20 ngày tuổi. Bắt đầu có thể cho chó ăn các loại thức ăn loãng như cháo them thịt xay nhuyễn, canh dinh dưỡng,… kết hợp bú sữa mẹ. Số lần bú giảm dần theo từng ngày đến khi khoảng 1 tháng tuổi thì chó con có thể cai sữa hoàn toàn và có thể tự ăn. Thức ăn vẫn nên là thức ăn mềm, dễ ăn, dễ hấp thụ và được nấu chính, lượng nước trong thức ăn sẽ giảm dần theo đến khi chắc chắn các bé ăn được thức ăn khô. Vì các em còn quá nhỏ chưa hấp thụ tốt, nên cho ăn ít nhất 5 buổi/ ngày. Khi được khoảng 2 – 3 tháng tuổi, có thể giảm xuống 4 hoặc 3 bữa / ngày.
Từ 3 – 6 tháng tuổi: bắt đầu thêm vào khẩu phần ăn của chúng các loại dinh dưỡng thiết yếu như thịt, trứng, rau củ như cà rốt, bí đỏ, bắp cải, súp lơ, dưa chuột…, sữa, để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho chó phát triển, thức ăn của Samoyed nên được nấu chín và tránh cho chó ăn các loại xương lớn. Lượng thức ăn khoảng 360g – 600g/ngày, chia làm 3 bữa.
Từ 6 – 8 tháng: Khi chó Samoyed từ 6 tháng tuổi trở đi bắt đầu cho chó ăn 2 – 3 bữa ăn mỗi ngày, lúc này cần tăng cường khẩu phần ăn và các thực phẩm nhiều protein, đạm, vitamin có trong các loại rau củ, trái cây như chuối, táo, dưa hấu, dâu tây, lê…, cho ăn xương để bổ sung canxi, nên bổ sung cho chó ăn trứng lộn hoặc lòng đỏ trứng gà mỗi tuần sẽ giúp bộ lông của chó Samoyed khỏe mượt, không nên cho chó Samoyed ăn lòng trắng trứng vì sẽ khiến chó đầy bụng và khó tiêu hơn. Lượng thức ăn khoảng 400 – 500g / ngày, chia làm 2 bữa.
Từ 8 tháng tuổi trở lên: những em Samoyed đã đủ lớn và cứng cáp nên nhu cầu dinh dưỡng cũng giảm dần, khoảng 350 – 450 / ngày, chia làm 2 bữa và duy trì ở mức khoảng 400g / ngày sau 12 tháng.
Một số lưu ý về cách chăm sóc giống chó Samoyed
Nước uống và đồ ăn mát là yếu tố quan trọng để làm mát và giúp cơ thể chó điều tiết dễ dàng, cần phải cung cấp nước kịp thời khi chó khát, nên để sẵn khay nước đầy cho chúng tự uống, và thay nước ít nhất 3 lần/ngày.
Khẩu phần ăn của chó phải hợp lý, kiểm soát chất dinh dưỡng để chó không bị thiết hụt chất, không nên cho chó ăn quá nhiều và quá no. Hạn chế cho chó Samoyed ăn chất béo, dầu mỡ sẽ khiến chó dễ bị béo phì và rụng lông.
Tham khảo thêm bài viết: “Những điều cần biết khi chuẩn bị thực đơn cho chó Samoyed“
b. Theo chất dinh dưỡng:
Bạn phải nắm chắc các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và sự thích hợp của chúng với mỗi loại chó đặc biệt là chó Samoyed. Vì là loại chó sống lâu năm ở vùng lạnh ăn thịt sống nhưng khi về vùng nhiệt đới khô nóng hệ miễn dịch của chó không phù hợp với các loại thịt tươi sống, dễ nhiễm bệnh đường ruột. Vì thế nhiều người nói Samoyed kén ăn, phải thật cẩn thận. Dưới đây là thực đơn cần có và phù hợp cho một chú chó Samoyed.
Thịt (rất ít mỡ)
Đây là thành phần chính trong thực đơn của chó samoyed, cũng như hầu hết các giống chó tuyết khác. Các loại thịt khoái khẩu của chó samoyed bao gồm:
Thịt bò: Chứa rất nhiều protein và ít mỡ, chúng có thể hấp thụ hầu hết dinh dưỡng trong thịt bò nhưng giá cả khá cao.
Thịt gà và các loại gia cầm, cũng rất giàu protein mà giá lại khá rẻ chỉ bằng 1 nửa thịt bò.
Cá: cá biển sẽ tốt hơn vì chúng chứa nhiều đạm và rất ít mỡ, rất tốt cho chó Samoyed.
Thịt lợn, những chú Samoyed nuôi ở vùng lạnh hiếm khi ăn thịt lợn vì chứa rất nhiều mỡ – nguyên nhân phổ biến khiến chúng bị đi ngoài, tuy nhiên những em chó Samoyed được sinh ở Việt Nam đã dần thích nghi với loại thịt này, điều quan trọng là thịt lợn phải thật ít mỡ. Nhiều người nuôi Samoyed lâu năm cho biết, Sam không thích thịt lợn nhưng lại rất khoái nội tạng lợn như gan, lòng, tim, phổi. Khá là may mắn vì gan và phổi rất rẻ.
Ngoài ra, trứng và trứng vịt lộn cũng là nguồn cung cấp protein rất tốt. Trứng vịt lộn sẽ tốt hơn vì chứa rất ít chất béo.
Tinh bột
Mặc dù cơm và cháo là nguồn cung tinh bột phổ biến nhất ở Việt Nam nhưng chó Samoyed vốn không thích ăn cơm, bạn nên trộn lẫn cơm với thịt xay để kích thích chúng ăn. Ngoài ra có thể cho ăn thêm khoai tây, khoai lang, nhưng tuyệt đối không nên cho ăn ngô vì chúng không tiêu hóa được vỏ của hạt ngô.Tuy không phải là thành phần chính nhưng ngũ cốc cũng cung cấp nhiều carbonhydrate, nguồn cung năng lượng quan trọng cho hầu hết các giống chó.
Rau quả
Là một trong những loại thực phẩm cần thiết, cung cấp các chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp hạn chế rụng lông và tăng cường hệ miễn dịch nhưng hầu hết các giống chó không thích ăn vì hệ tiêu hóa của chúng được tạo ra chủ yếu để tiêu hóa thịt. Bạn có thể cắt nhỏ rau quả trộn với thức ăn để giúp chúng có đầy đủ chất dinh dưỡng.
3. CÁCH CHĂM SÓC BỘ LÔNG
Đặc điểm nổi bật của Samoyed là bộ lông dày và bóng mượt, có màu vàng, trắng, kem và hơi hung vàng, tuy vậy màu trắng vẫn được ưa chuộng nhất.
Sự bồng bềnh, mềm mịn, nhưng không kém phần lộng lẫy của bộ lông là đẳng cấp riêng của mỗi chú chó. Vì vậy để giúp chú chó yêu có được một bộ long tuyệt vời, ngoài chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dưỡng chất, phải nói đến sự chăm sóc chu đáo của người chủ, điều đó không phải là điều dễ dàng và tốn khá nhiều thời gian, đặc biệt là nuôi chó Samoyed trong điều kiện khí hậu nóng của các quốc gia vùng nhiệt đới như Việt Nam.
Chải lông: Sự kiên nhẫn đầu tiên được thể hiện qua việc chải lông hằng ngày. Vì chó Samoyed rụng lông rất nhiều nên phải có cách chải đúng để loại bỏ lông rụng và nuôi dưỡng lông bóng mượt, bồng bềnh. Khi chải lông bạn nên dung bình xịt hơi nước xịt nhẹ qua lông trước khi chải, không nên làm lông quá ướt sẽ khiến lông vón cục khó chải và dễ đứt lông gây đau đớn. Sau đó bạn dùng lược chải lông chuyên dụng chải theo chiều ngược hướng lông mọc, chải từ phần đuôi lên đầu để loại bỏ những sợ lông chết. Sau đó bạn chải xuôi theo chiều lông mọc giúp lông được bóng mượt.
Tắm: Đặc biệt không nên thường xuyên tắm cho chó Samoyed, bởi bộ lông dày rậm của chó nếu tắm nhiều sẽ gây ra tình trạng bị khô da, lông bị xơ, rụng lông và nhiều chứng bệnh khác cho lông của chó, vì vậy tốt nhất nên giữ cho chó được sạch sẽ, khô ráo, chỉ tắm tối đa cho chó 1 tháng 2 lần là đủ. Nếu vào thời tiết lạnh thì có thể 1 – 2 tháng chỉ nên cho chó tắm 1 lần.
Độ ẩm của lông: Luôn giữ cho lông được khô ráo, nếu lông bị ẩm ướt thì nên dùng máy sấy khô hoặc cho chó phơi nắng nhẹ, nếu để lông của Samoyed bị ẩm ướt thì rất dễ bị nấm, các bệnh về da và lông. Nên chọn loại dầu tắm cho chó có độ pH thấp sẽ dưỡng lông cho chó tốt hơn.
Nguồn: https://www.petcare24h.com/2018/06/cach-nuoi-va-cham-soc-giong-cho-samoyed.html
CÁCH CHĂM SÓC GIỐNG CHÓ SAMOYED
1. TINH THẦN VÀ THỂ CHẤT
Có tổ tiên sống ở vùng lạnh giá quanh năm, ngày nay mặc dù dần được thuần hóa và có thể sống vùng nhiệt đới nhưng loài chó Samoyed vẫn phù hợp với khí hậu lạnh và thời tiết mát mẻ. Nếu nuôi chó Samoyed trong điều kiện thời tiết khô nóng như ở Việt Nam thì cần phải đặc biệt chú ý đến việc chăm sóc cho chó từ chế độ dinh dưỡng, môi trường sống, vui chơi và vệ sinh để chó Samoyed được đảm bảo sống và phát triển một cách tốt nhất.
Khi nhiệt độ thay đổi nóng đột ngột chó Samoyed rất dễ dẫn đến tình trạng bị sốc nhiệt và dẫn tới nguy cơ vỡ động mạch. Vì vậy bạn phải luôn chú ý đến thời tiết. Khi trời nắng nóng chó cần được làm mát bằng điều hòa hoặc quạt gió, nơi ở cần phải thoáng mát không bị ngột ngạt.
Có nguồn gốc từ vùng Siberia, được những người thợ săn và đánh cá nuôi. Hàng thế kỷ chúng được sử dụng để kéo xe trượt tuyết, vì thế bản chất chó Samoyed rất thích vận động, không nên nhốt chúng trong nhà vì sẽ dễ dẫn đến tình trạng buồn chán và thụ động, không còn nhanh nhẹn. Nên dẫn chó đi dạo mỗi ngày vào lúc thời thiết mát mẽ, tốt nhất là sáng sớm hoặc chiều tối. Phối hợp đi bộ và chạy nhảy hãy cho Samoyed tập thể dục rèn luyện sức khỏe và sự nhạy bén thông minh với các trò chơi như bắt bóng, chạy theo xe, kết hợp huấn luyện dạy bảo,….
2. CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG
a. Theo độ tuổi:
Từ sau khi cai sữa – 3 tháng tuổi: thời điểm thích hợp để cai sữa là khi các em được khoảng 20 ngày tuổi. Bắt đầu có thể cho chó ăn các loại thức ăn loãng như cháo them thịt xay nhuyễn, canh dinh dưỡng,… kết hợp bú sữa mẹ. Số lần bú giảm dần theo từng ngày đến khi khoảng 1 tháng tuổi thì chó con có thể cai sữa hoàn toàn và có thể tự ăn. Thức ăn vẫn nên là thức ăn mềm, dễ ăn, dễ hấp thụ và được nấu chính, lượng nước trong thức ăn sẽ giảm dần theo đến khi chắc chắn các bé ăn được thức ăn khô. Vì các em còn quá nhỏ chưa hấp thụ tốt, nên cho ăn ít nhất 5 buổi/ ngày. Khi được khoảng 2 – 3 tháng tuổi, có thể giảm xuống 4 hoặc 3 bữa / ngày.
Từ 3 – 6 tháng tuổi: bắt đầu thêm vào khẩu phần ăn của chúng các loại dinh dưỡng thiết yếu như thịt, trứng, rau củ như cà rốt, bí đỏ, bắp cải, súp lơ, dưa chuột…, sữa, để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho chó phát triển, thức ăn của Samoyed nên được nấu chín và tránh cho chó ăn các loại xương lớn. Lượng thức ăn khoảng 360g – 600g/ngày, chia làm 3 bữa.
Từ 6 – 8 tháng: Khi chó Samoyed từ 6 tháng tuổi trở đi bắt đầu cho chó ăn 2 – 3 bữa ăn mỗi ngày, lúc này cần tăng cường khẩu phần ăn và các thực phẩm nhiều protein, đạm, vitamin có trong các loại rau củ, trái cây như chuối, táo, dưa hấu, dâu tây, lê…, cho ăn xương để bổ sung canxi, nên bổ sung cho chó ăn trứng lộn hoặc lòng đỏ trứng gà mỗi tuần sẽ giúp bộ lông của chó Samoyed khỏe mượt, không nên cho chó Samoyed ăn lòng trắng trứng vì sẽ khiến chó đầy bụng và khó tiêu hơn. Lượng thức ăn khoảng 400 – 500g / ngày, chia làm 2 bữa.
Từ 8 tháng tuổi trở lên: những em Samoyed đã đủ lớn và cứng cáp nên nhu cầu dinh dưỡng cũng giảm dần, khoảng 350 – 450 / ngày, chia làm 2 bữa và duy trì ở mức khoảng 400g / ngày sau 12 tháng.
Nước uống và đồ ăn mát là yếu tố quan trọng để làm mát và giúp cơ thể chó điều tiết dễ dàng, cần phải cung cấp nước kịp thời khi chó khát, nên để sẵn khay nước đầy cho chúng tự uống, và thay nước ít nhất 3 lần/ngày.
Khẩu phần ăn của chó phải hợp lý, kiểm soát chất dinh dưỡng để chó không bị thiết hụt chất, không nên cho chó ăn quá nhiều và quá no. Hạn chế cho chó Samoyed ăn chất béo, dầu mỡ sẽ khiến chó dễ bị béo phì và rụng lông.
Tham khảo thêm bài viết: “Những điều cần biết khi chuẩn bị thực đơn cho chó Samoyed“
b. Theo chất dinh dưỡng:
Bạn phải nắm chắc các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và sự thích hợp của chúng với mỗi loại chó đặc biệt là chó Samoyed. Vì là loại chó sống lâu năm ở vùng lạnh ăn thịt sống nhưng khi về vùng nhiệt đới khô nóng hệ miễn dịch của chó không phù hợp với các loại thịt tươi sống, dễ nhiễm bệnh đường ruột. Vì thế nhiều người nói Samoyed kén ăn, phải thật cẩn thận. Dưới đây là thực đơn cần có và phù hợp cho một chú chó Samoyed.
Thịt (rất ít mỡ)
Đây là thành phần chính trong thực đơn của chó samoyed, cũng như hầu hết các giống chó tuyết khác. Các loại thịt khoái khẩu của chó samoyed bao gồm:
Thịt bò: Chứa rất nhiều protein và ít mỡ, chúng có thể hấp thụ hầu hết dinh dưỡng trong thịt bò nhưng giá cả khá cao.
Thịt gà và các loại gia cầm, cũng rất giàu protein mà giá lại khá rẻ chỉ bằng 1 nửa thịt bò.
Cá: cá biển sẽ tốt hơn vì chúng chứa nhiều đạm và rất ít mỡ, rất tốt cho chó Samoyed.
Thịt lợn, những chú Samoyed nuôi ở vùng lạnh hiếm khi ăn thịt lợn vì chứa rất nhiều mỡ – nguyên nhân phổ biến khiến chúng bị đi ngoài, tuy nhiên những em chó Samoyed được sinh ở Việt Nam đã dần thích nghi với loại thịt này, điều quan trọng là thịt lợn phải thật ít mỡ. Nhiều người nuôi Samoyed lâu năm cho biết, Sam không thích thịt lợn nhưng lại rất khoái nội tạng lợn như gan, lòng, tim, phổi. Khá là may mắn vì gan và phổi rất rẻ.
Ngoài ra, trứng và trứng vịt lộn cũng là nguồn cung cấp protein rất tốt. Trứng vịt lộn sẽ tốt hơn vì chứa rất ít chất béo.
Tinh bột
Mặc dù cơm và cháo là nguồn cung tinh bột phổ biến nhất ở Việt Nam nhưng chó Samoyed vốn không thích ăn cơm, bạn nên trộn lẫn cơm với thịt xay để kích thích chúng ăn. Ngoài ra có thể cho ăn thêm khoai tây, khoai lang, nhưng tuyệt đối không nên cho ăn ngô vì chúng không tiêu hóa được vỏ của hạt ngô.Tuy không phải là thành phần chính nhưng ngũ cốc cũng cung cấp nhiều carbonhydrate, nguồn cung năng lượng quan trọng cho hầu hết các giống chó.
Rau quả
Là một trong những loại thực phẩm cần thiết, cung cấp các chất xơ, vitamin và khoáng chất giúp hạn chế rụng lông và tăng cường hệ miễn dịch nhưng hầu hết các giống chó không thích ăn vì hệ tiêu hóa của chúng được tạo ra chủ yếu để tiêu hóa thịt. Bạn có thể cắt nhỏ rau quả trộn với thức ăn để giúp chúng có đầy đủ chất dinh dưỡng.
3. CÁCH CHĂM SÓC BỘ LÔNG
Đặc điểm nổi bật của Samoyed là bộ lông dày và bóng mượt, có màu vàng, trắng, kem và hơi hung vàng, tuy vậy màu trắng vẫn được ưa chuộng nhất.
Sự bồng bềnh, mềm mịn, nhưng không kém phần lộng lẫy của bộ lông là đẳng cấp riêng của mỗi chú chó. Vì vậy để giúp chú chó yêu có được một bộ long tuyệt vời, ngoài chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dưỡng chất, phải nói đến sự chăm sóc chu đáo của người chủ, điều đó không phải là điều dễ dàng và tốn khá nhiều thời gian, đặc biệt là nuôi chó Samoyed trong điều kiện khí hậu nóng của các quốc gia vùng nhiệt đới như Việt Nam.
Chải lông: Sự kiên nhẫn đầu tiên được thể hiện qua việc chải lông hằng ngày. Vì chó Samoyed rụng lông rất nhiều nên phải có cách chải đúng để loại bỏ lông rụng và nuôi dưỡng lông bóng mượt, bồng bềnh. Khi chải lông bạn nên dung bình xịt hơi nước xịt nhẹ qua lông trước khi chải, không nên làm lông quá ướt sẽ khiến lông vón cục khó chải và dễ đứt lông gây đau đớn. Sau đó bạn dùng lược chải lông chuyên dụng chải theo chiều ngược hướng lông mọc, chải từ phần đuôi lên đầu để loại bỏ những sợ lông chết. Sau đó bạn chải xuôi theo chiều lông mọc giúp lông được bóng mượt.
Tắm: Đặc biệt không nên thường xuyên tắm cho chó Samoyed, bởi bộ lông dày rậm của chó nếu tắm nhiều sẽ gây ra tình trạng bị khô da, lông bị xơ, rụng lông và nhiều chứng bệnh khác cho lông của chó, vì vậy tốt nhất nên giữ cho chó được sạch sẽ, khô ráo, chỉ tắm tối đa cho chó 1 tháng 2 lần là đủ. Nếu vào thời tiết lạnh thì có thể 1 – 2 tháng chỉ nên cho chó tắm 1 lần.
Độ ẩm của lông: Luôn giữ cho lông được khô ráo, nếu lông bị ẩm ướt thì nên dùng máy sấy khô hoặc cho chó phơi nắng nhẹ, nếu để lông của Samoyed bị ẩm ướt thì rất dễ bị nấm, các bệnh về da và lông. Nên chọn loại dầu tắm cho chó có độ pH thấp sẽ dưỡng lông cho chó tốt hơn.
Nhận xét
Đăng nhận xét